TRANG CHỦ

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH GIA PHẢ-LỄ TỔNG KẾT 2012

LỄ TỔNG KẾT NĂM 2012

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH
GIA PHẢ TPHCM

Lễ tổng kết năm 2012 của Trung Tâm Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phả
TPHCM ;Tổ chức tại hộI trường Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TPHCM
Ngày 14/4/2013 ,Khách mờI có GS TSĩ Mạc Đường và nhiều GS TS các
nhà nghiên cứu của TPHCM ;buổI lễ diễn ra trang trọng sôi nổi nhất là
lúc các đại biểu phát biểu lên ý kiến của mình ( các bạn nghe tại video
ở dưới  ). BuổI lễ kết thúc lúc 11giờ15p

**********************************

HỘI THẢO KHOA HỌC TRONG NGÀY TỔNG KẾT

(2013-05-08)

Sáng ngày 14.4.2013 tại hội trường Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP HCM diễn ra lễ tổng kết năm 1012 của Chi Hội Khoa Học Lịch Sử Gia Phả và Hồi Ký và của Trung Tâm Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phả TP HCM.

Trong không khí đầy phấn khởi, có sự tham dự của Giáo Sư Tiến Sĩ Mạc Đường, PCT Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật, nguyên Viện trưởng Viện Khoa Học Xã Hội Tp HCM; Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hiệu Trưởng Khoa Văn Hóa Học Trường ĐHXH&NV TP HCM; Tiến Sĩ Cao Đắc Hiển Tổng Biên tập Tạp chí Nguyễn Tất Thành; Nhà Nghiên Cứu Di Truyền Học Hà Văn Thùy; Nhà Nghiên Cứu Dòng Họ Vũ Hiệp bút danh Vũ Cự; các đại diện các dòng họ tại TP HCM và các tỉnh lân cận; Báo giới cùng toàn thể Chuyên Viên Gia Phả của Trung Tâm.

Thạc Sĩ Nguyễn Thanh Bền, Chi Hội Trưởng Chi Hội KHLS Gia Phả và Hồi ký báo cáo đánh giá sự trưởng thành lớn mạnh của tổ chức và từng thành viên trong chi hội. Năng lực được trang bị từ kinh nghiệm và sự tích cực trong công tác, chi hội sẽ hoàn thành nhiều mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa truyền thống, bảo tồn bản sắc dân tộc.

Thạc Sĩ Phan Kim Dung, Phó Giám đốc TTNC&THGP TPHCM báo cáo tổng kết hoạt động của Trung Tâm năm 2012. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn đến mọi sinh hoạt cộng đồng, trong đó có vấn đề dựng gia phả cho dòng họ. Tuy nhiên, Trung Tâm vẫn dựng 11 bộ gia phả chi họ cố cựu, để hiến tặng chương trình Xã Nông Thôn Mới tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi và dựng gia phả cho một số chi họ khác tại Long An, Bình Dương, TP HCM … Đặc biệt công trình đáng ghi nhớ của Trung Tâm là bộ gia phả họ Lê – Lê Văn Duyệt, gia phả họ Trần – Trần Văn Giàu của Giáo Sư Trần Văn Giàu; những nhân vật lịch sử đã đóng góp nhiều cho TP HCM. Qua nghiên cứu gia phả đã tìm được mộ cụ Tổng Trấn Bắc thành Lê Văn Phong.

Ngoài việc dựng phả cho các chi họ, Trung Tâm còn mở lớp đào tạo miễn phí cho công chúng hướng chính là tập trung vào lớp trẻ Sinh viên – học sinh; tư vấn cho các chi họ có nhu cầu tự dựng phả.

Trải qua 20 năm Trung Tâm NC&THGP TPHCM trưởng thành và kinh nghiệm đã chuyển mình từ Trung Tâm thành Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Dòng Họ, hạt nhân phát triển vẫn là đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm, bên cạnh các Giáo Sư, Tiến Sĩ là then chốt, chủ đạo của Viện.

Trước sự lớn mạnh không ngừng của Trung Tâm, Giáo Sư Mạc Đường sẵn sàng ủng hộ và là người cố vấn đặc biệt của Trung tâm. Ông khẳng định rằng hình thức hoạt động của TT có nội hàm chương trình mang tính xã hội; do đó chọn đẳng cấp Viện là chính xác. Các họ Việt Nam mang nhiều màu sắc, hình ảnh và rất đông nên yếu tố nghiên cứu là tất yếu. Lịch sử văn hóa dân tộc là tập hợp các hình thái văn hóa dòng họ, do đó không thể tách rời lịch sử dân tộc với lịch sử dòng họ trong lĩnh vực nghiên cứu. Hơn thế nữa, gia phả còn phải hội nhập quốc tế, giới thiệu truyền thống văn hóa nước nhà với nhân loại.

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hiệu cũng nhận thấy rằng ngành gia phả là một đề tài mà Văn Hóa Học phải thâm nhập nghiên cứu. Nguồn gốc của từng dòng hảnh hưởng sâu sắc đến từng thành viên trong họ, các thành viên cảm nhận được bản chất của họ mang tính dòng họ. Có thể Gia Phả Học là bộ môn chính qui trong chương trình Đại Học ngành Xã
H
ội Nhân Văn, nếu chưa thì nó là môn tự chọn và vẫn chưa nhất trí thì cũng phải là chuyên đề của ngành Văn Hóa Học.

Nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy, người đã xuất bản các đầu sách nói về di truyền đã nhận thức vai trò TTNCTHGP TPHCM là người dẫn đường cho mọi dòng họ tìm lại cội nguồn, dù rằng trong giới hạn lý lịch gia tộc, dần dà sẽ tìm được dòng họ có từ đâu mà hệ thống di truyền học sẽ bổ sung trong việc xác định.

Buổi lễ tổng kết không đơn thuần trong việc báo cáo tổng kết mà đã thành một cuộc hội thảo khoa học mang tính tích cực, mở ra nhiều hướng hoạt động, đối tác đang là các cơ quan khoa học.

                                                                               Trần Văn Đường
                                                                             
Người viết gia ph

                                                                                (ngày 15.4.2013)

 

ALBUMS ÀNH GỒM 2 ALBUMS

ALBUMSSỐ1

ALBUMS SỐ 2

HÌNH ẢNH THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TPHCM

VIDEO TRÊN YOUTUBE

ĐĨA 2 CLIP 3 DÀI 29 phút PHÁT BIỂU CỦA GIÁO SƯ MẠC ĐƯỜNG
ĐĨA 1 PHÁT BIỂU CỦA Ô. TÔ DÙNG VÀ GSTS MẠC ĐƯỜNG
ĐĨA 1 PHÁT BIỂU CỦA THẠC SĨ TRẦN VĂN BỀN VÀ PGĐ PHAN THỊ KIM DUNG

 

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA TTNC & TH GIA PHẢ VÀ CHI HỘI GIA PHẢ TPHCM NĂM 2012

(2013-05-08)

Năm Nhâm Thìn 2012, do ảnh hưởng tình hình kinh tế suy thoái chung, Trung tâm lại tập trung sức, hoàn thành tốt nhiều công trình lớn , có ý nghĩa quan trọng nhưng việc thực hành gia phả vẫn phấn đấu hoàn thành 20 bộ gia phả với chất lượng khá.

I. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIA PHẢ :

Năm 2012 là một sự trùng hợp dồn dập chưa từng có, TT phải huy động sức mạnh tập thể và giành quỹ thời gian lớn để hoàn thành cho bằng được 4 công trình như sau :

1/ Dựng và hiến tặng 11 bộ gia phả cho 11 dòng họ cố cựu xã nông thôn mới Tân Thông Hội, Củ Chi cùng việc biên soạn in sách phả ký 11 bộ GP nói trên.

2/ Chuẩn bị Lễ Tổng kết 20 năm sự nghiệp dựng phả và in sách kỷ yếu.

3/ Mở lớp đào tạo cho 50 sinh viên năm cuối về thực hành gia phả.

4/ Hoàn thành và giao nhận bộ gia phả họ Trần (GS Trần Văn Giàu) tại TP. Tân An và tại nhà thờ họ Trần xã Dương Xuân Hội, Châu Thành, Long An.

Tất cả công trình trên đã chiếm hơn phân nửa thời gian của năm, phần lớn lực lượng, công sức, thời gian và trí tuệ của Trung Tâm và Chi hội. Thành quả này đã thể hiện sức mạnh của Trung Tâm, lòng quyết tâm, sự tự nguyện của mỗi chuyên viên vì sự nghiệp phục hồi gia phả nước nhà…

Tuy nhiên, công tác quảng bá năm qua, chưa đạt kết quả cao, tổ chức còn rời rạc; và mỗi chuyên viên Trung Tâm chưa kiên trì đeo bám với đại diện các dòng họ đã dựng gia phả là những người vốn thân quen, hiểu lợi ích gia phả với gia đình, tin ta, biết rõ vai trò và ảnh hưởng của Trung Tâm, dễ nói chuyện hơn những người mới quen – để gợi ý, đôn đốc họ dựng tiếp gia phả bên nội, bên ngoại như ta đã làm với họ Phan (Phan Hữu Vinh) ở Kiên Giang, họ Ngô (Ngô Trung Kiên) ở Củ Chi, Tp.HCM.

Nhiệm vụ của TTGP là Nghiên cứu và Thực hành Gia phả. Năm 2012, ta có giữ được về mặt thực hành, nhưng lại có khá hơn về lĩnh vực nghiên cứu. Bên cạnh

các tài liệu chuyên đề do TT cung cấp, hàng tuần chúng ta có Bản tin Gia Phả là nguồn tư liệu phong phú cho các chuyên viên, những nhà nghiên cứu tham khảo; mà hơn hết qua các công trình chúng ta đã hoàn thành tốt nói trên, cả việc mở lớp thực hành cùng các diễn đàn ở Hội quán, đã cho mỗi chúng ta nhiều đề tài nghiên cứu sinh động, bổ ích, sâu sắc về xu thế, định hướng gia phả, về đối tượng, cả nội dung, phương thức vận dụng thích hợp vào gia phả học, gia phả thực hành. Từ đó chúng ta cần phát huy hiệu quả, cơ hội tốt để nâng tầm ảnh hưởng của Trung Tâm.

II. PHÂN TÍCH RÚT KINH NGHIỆM :

Nhân đây, tôi xin nêu mấy vấn đề mà chúng ta quan tâm và cũng tự bổ sung kiến thức cho mình như kiểu “đào tạo lại”. Đó là cách tiếp thị quảng bá hiệu quả và cao cấp hiện nay.

Gần đây, TT đã nêu vấn đề quảng bá tiếp thị, có nhiều ý kiến nhưng chưa ngã ngủ, vấn đề này chắc sẽ còn được bàn sâu hơn trong thời gian tới.

1. Về công tác quảng bá :

Trước tình trạng trên, năm 2013 bên cạnh hai nhiệm vụ: Nghiên cứu và Thực hành, đề nghị nâng mức công tác quảng bá lên ngang tầm như là nhiệm vụ thứ ba. Vì đây là khâu mở đầu rất quan trọng, có người đặt ta mới dựng, có dựng phả mới có thêm kinh nghiệm cho chuyên viên, và là sự tồn tại của Trung Tâm. Có thực hành mới có điều kiện sinh động để bổ sung cho công tác lý luận nghiên cứu. Hơn 130 bộ gia phả đã dựng cho các dòng họ 20 năm qua, có vai trò quan trọng của quảng bá, là nền tảng sức mạnh và uy tín của Trung Tâm cộng với phần lời vô gia là vốn kinh nghiệm thực tiễn, mà không phải nhà nghiên cứu nào cũng có được.

Trước mắt cần phải chỉnh đốn lại bộ phận quảng bá, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, lập kế hoạch, chỉ tiêu, phương hướng hoạt động cụ thể, có khoản bồi dưỡng thích đáng. Đối với các chuyên viên cần xác định lại : “mỗi chuyên viên là một tuyên truyền viên”. Vì quảng bá là nhiệm vụ chung, không phải chỉ riêng Tổ quảng bá.

2. Về công tác nghiên cứu :

20 năm qua, bằng công việc miệt mài nhào nặn, vừa học vừa làm, vừa rút kinh nghiệm thực tế, với tinh thần tự nguyện, đúc kết, bổ sung kiến thức nên TT đã đứng vững và không ngừng phát triển, “mỗi chuyên viên xứng đáng là một chuyên gia Gia Phả” (GS Mạc Đường).

Ôn cố tri tân. Năm 2013, đề nghị TT giành thời gian thích đáng tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc về khối vốn sống quý giá của chính mình, đến nay chưa được đúc kết thành những bài học sinh động, vừa bổ sung công tác nghiên cứu lý luận về gia phả học, vừa nâng tầm cho chuyên viên, vừa tăng uy tín của Trung Tâm (trước giờ TT bị xem là có thực hành, thiếu lý luận). Những đề tài hay đó có thể đăng trên mạng báo cáo với Hội KHLS Tp.HCM. Như các chuyên đề : công tác điền dã, gia phả bổ sung cho lịch sử, gia phả góp phần giữ vững nề nếp gia đình, xây dựng dòng họ văn hóa, vị thế gia phả trong nền giáo dục quốc gia,v.v…

3. Về công tác thực hành Gia phả :

Nhìn lại hơn 130 bộ gia phả, chúng ta có kinh nghiệm về việc thể hiện, văn phong, diễn đạt có phong cách riêng. Nhưng về bố cục, hình thức in ấn (màu sắc, co chữ, đề mục…) chưa được thống nhứt hoàn toàn, còn sai chánh tả nhiều. Hình thức là bộ mặt tạo sự hấp dẫn ban đầu đối với người xem. Nó còn thể hiện trình độ của người viết, sự tôn trọng đối với người đọc, sự tự trọng và uy tín của Trung Tâm. Nên có quy chế riêngvề việc nầy. Ai vi phạm sẽ bị tổ trưởng yêu cầu viết lại.

Ban biên tập chịu trách nhiệm cuối cùng. Đề nghị nên quan tâm hơn, kỹ lưỡng hơn công tác biên tập, không chỉ chú trọng về phần chánh trị như trước nay.

II. VỀ CHI HỘI:

Thật ra các chuyên viên gia phả cũng là hội viên chi hội KHLS gia phả & Hồi ký (Hội KHLS Tp.HCM). Nhiệm vụ của Chi hội, của từng là Hội viên là Nghiên cứu và Thực hành gia phả. Nên sinh hoạt của Chi hội luôn được lồng trong sinh hoạt của Trung Tâm gia phả – Từ thực tế đó phát hiện chuyên viên tốt mới kết nạp hội viên của Chi hội.

Từ đó chúng ta thấy hoạt động của chi hội bị chìm lẫn, hay không hoạt động gì - trong đó có một Chi hội phó không tham gia hoạt động. Nếu nhìn với góc độ khác thì không phải như vậy.

Năm qua, Chi hội đã qua Hội TP làm thẻ cho 12 hội viên và kết nạp được 5 hội viên và đang đề nghị làm thẻ. Các hội viên đóng hội phí đầy đủ, thậm chí đóng cả năm 2012. Chi hội thường xuyên liên hệ, xin ý kiến chỉ đạo của Hội, tham dự các kỳ họp, nộp báo cáo đầy đủ và động viên các hội viên viết bài, đăng ký đề tài cho Hội.

Để khắc phục tình trạng trên, năm 2013, Chi hội sẽ tổ chức mỗi quý họp một lần, để củng cố tổ chức, xác định lại chức năng nhiệm vụ Nghiên cứu và Thực hành gia phả vừa tích cực tham gia đóng góp bài viết, đề tài cho Hội TP và đóng đầy đủ hội phí. Năm năm qua, Chi hội gia phả đứng hàng đầu về nộp hội phí và đóng kinh phí các lễ hội của Hội TP.

III. KẾT LUẬN :

20 năm TTGP đã đứng vững và phát triển. Từ tuổi 21 trở đi là tuổi trưởng thành, TTGP phải “vượt lên chính mình” mới đủ sức gánh vác sứ mạng và nhiệm vụ mới lớn hơn, nặng nề hơn do xã hội và thời đại giao phó. Để hoàn thành được nhiệm vụ ích nước lợi dân nầy, mỗi hội viên của Chi hội phải nổ lực nhiều hơn nữa trong việc tự học tập và công tác – học tập để nâng mình lên để đảm trách nhiệm vụ, tạo điều kiện đóng góp nhiều hơn. Mỗi thành viên mạnh là TT mạnh. Xin chúc tất cả đều mạnh ! Chúc năm mới thành công mối.

Xin anh chị em chân thành đóng góp và bổ sung nhiều ý kiến.

Xin cảm ơn

NGUYỄN THANH BỀN

NHỮNG TRANG CÙNG TÁC GIẢ

CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét